Thời trang ren đang trên đà phát triển và lấy lại vị thế trong những năm gần đây. Ren luôn là chất liệu mang đến nguồn cảm hứng và niềm đam mê thời trang bất tận đến với phái đẹp bởi sự tinh tế, sang trọng và tôn lên nét quyến rũ của bộ trang phục. Chính vì lẽ đó mà ren được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang may mặc, từ trang phục thường ngày đến những bộ váy cưới tuyệt đẹp dành cho ngày trọng đại của các cô dâu.

Vậy thực chất ren là gì? Chúng có nguồn gốc ra sao? Có những loại ren nào trên thị trường? Ưu và nhược điểm của loại vải này là gì? Vải ren được ứng dụng như thế nào trong ngành may mặc?

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi trên.  Mời bạn đọc đón xem!

Vải ren là gì?


Ren thực chất là một loại vải được đan từ nhiều sợi vải bằng phương pháp lặp, bện hoặc xoắn một sợi tạo ra các lỗ hổng hoặc các khoảng trống trên một sản phẩm. Số lượng sợi và mũi đan càng nhiều thì chất lượng của vải ren càng tốt. Thông thường vải ren được dệt từ bông, lụa hoặc tơ.

Nguồn gốc và sự phát triển của Ren


Không có một tài liệu nào xác định chính xác là ren có từ bao giờ hay bắt nguồn từ đâu vì ren liên quan đến nhiều kỹ thuật thủ công khác. Tuy nhiên, người ta có thể xác định được, nơi quyển sách đầu tiên về ren và những hoa văn in trên ren được in ra tại trung tâm thương mại trọng điểm Venice, Le Pompe năm 1550. Từ đó, Venice được xem là cái nôi của những kiến thức về ren.

Về sau, những loại ren khác nhau lần lượt được ra đời. Các loại ren cao cấp nhất được sản xuất tại những quốc gia lớn ở châu Âu như: Bỉ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… vào khoảng những năm 1600.

Từ thế kỷ XVI – XVIII, chứng kiến thời kỳ “hoàng kim” đỉnh cao của ren. Có thể nói, ở giai đoạn này, đi đến đâu cũng thấy sự xuất hiện của loại vải đặc biệt này và vải ren trở thành một loại vải dành cho giới thượng lưu, quý tộc. Những tín đồ của loại vải “thần thánh” này có thể kể đến như: Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, Hoàng hậu Catherine de Medici, Hoàng hậu Marie Antoinette, Nữ hoàng Victoria,…

Từ thế kỷ XIX trở đi, vải ren dần tiếp cận đến nhiều tầng lớp nhân dân. Qua thời gian, loại vải này được sản xuất đại trà. Thậm chí, còn được sử dụng ngay trong gia đình như: khăn trải bàn, thảm hay rèm cửa,… Dù vậy, vẫn còn tồn tại những mặt hàng ren cao cấp đắt tiền với giá trị không hề thay đổi.

Phân loại vải Ren


Ren chỉ cotton

Đây là loại ren được tạo ra bằng cách sử dụng kim và chỉ qua hàng trăm mũi khâu nhỏ để tạo thành ren. Nó rất mỏng manh, tinh tế và đơn giản. Nó được dùng chủ yếu để dệt ra những hình học, điêu khắc hay một số loại hình trên vải. Nó có thể dệt theo phong cách hiện đại hoặc cổ điển kết hợp với nhiều màu sắc khiến ren luôn tươi mới.

Nguồn: vairen.aien.vn

Ren chỉ cotton với chất ren mềm mịn, sợi chỉ bóng mướt nên nó thuộc một trong những dòng Vải ren cao cấp  được ưa chuộng trong thời trang may mặc, là chất liệu sang trọng được ứng dụng nhiều trong thời trang cưới, thời trang công sở,.... Ngoài ra thì vải ren chỉ cũng được sử dụng nhiều trong may đầm dạ hội, đầm dự tiệc hay là những chiếc váy dạo phố đơn giản nhưng cũng đầy tinh tế.

Xem thêm nhiều mẫu vải ren chỉ cotton tại: http://vairen.aien.vn/search/?custom_f_10[0]=3231

Ren tấm

Ren cuộn là một kỹ thuật dệt được thực hiện bằng cách bện và xoắn sợi. Ren này thuộc vào vải ren cao cấp, nó được làm từ nhiều sợi chỉ khác nhau về màu sắc. Chất ren thường mềm mại và có tính ứng dụng cao từ thời trang cao cấp đến hàng bình dân. Tùy vào kiểu dáng, thiết kế và màu sắc mà ren tấm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất so với những loại ren khác là ren tấm được dệt theo tấm, với  mỗi tấm có kích thước cố định mà không phải thường theo mét như những kiểu ren khác.

Nguồn: vairen.aien.vn

Ren lưới thêu

Trên nền ren lưới được thêu những họa tiết hoa văn làm nổi bật, đầy màu sắc mang lại sức hấp dẫn cho dòng ren này. So với những dòng ren khác thì ren lưới thường có cấu trúc mềm mịn hơn, đa dạng và được ứng dụng nhiều hơn. Tuy nhiên tùy thuộc vào chất ren lưới và họa tiết thêu mà kiểu ren này có nhiều mức giá khác nhau. 

Nguồn: vairen.aien.vn

Ren lưới được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang từ thời trang may mặc đến thời trang nội thất. So với ren chỉ thì ren lưới nhìn chung dễ may hơn tuy nhiên khi may nên chú trọng lựa chọn mũi kim và cần chú trọng trong bảo quản tránh ren lưới bị xướt hoặc rách do vật nhọn hoặc bị giãn do bị kéo căng.

Xem thêm nhiều mẫu vải ren chỉ cotton tại: http://vairen.aien.vn/search/?custom_f_10[0]=3234

Ren phụ kiện

 

Ren phụ kiện thường được dệt theo yêu cầu, sau đó được cố định và kết nối với nhau. Từ xa xưa, ren phụ kiện được sử dụngtrong việc trang trí, đính kèm cho các góc, đường viền và tại trung tâm của khăn trải bàn, khăn che mặt, cổ áo váy hay khăn tay,...

Ren móc

Ren này là một ứng dụng của nghệ thuật móc. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là nó sẽ sử dụng các sợi mỏng và được móc lại với nhau qua các đường kim. Nó được sử dụng để làm khăn quàng cổ, viền váy, các vật trang trí ở trên bàn, rèm cửa,...

Ưu và nhược điểm của vải ren


Ưu điểm

  • Có kết cấu đặc biệt: vừa mỏng, vừa trong suốt. Điều này giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi mặc.
  • Không bị co giãn, độ bền màu cao.
  • Mang đến cho người mặc, đặc biệt là các chị em phụ nữ sự sang trọng, quý phái nhưng cũng đầy ngọt ngào, quyến rũ.
  • Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, hoa văn tinh tế.
  • Có thể dễ dàng kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên những hiệu ứng thiết kế bắt mắt.

Nhược điểm

  • Vải ren rất mỏng và trong suốt nên bạn phải có một lớp lót bên trong thì mới có thể mặc được, nhất là những nơi trang nghiêm, sang trọng.
  • Rất dễ rách nếu vướng phải vật sắc nhọn.
  • Khi giặt bằng máy giặt, cấu trúc hoa văn trên vải sẽ bị phá vỡ, khiến vải nhanh hư hỏng.

Ứng dụng vải ren 


Trong ngành may mặc

Vải ren là loại vải được các phái đẹp đặc biệt yêu thích và lựa chọn để thiết kế nên những bộ trang phục đẹp và quyến rũ nhất.

Nguồn: vairen.aien.vn

Vải ren được ứng dụng rộng rãi tạo nên các trang phục như váy cưới, váy công sở, áo, chân váy, đồ ngủ và cả đồ lót. Mang đến cho chị em diện mạo hoàn hảo, sang trọng, tinh tế.

Trong ngành nội thất

Ngoài việc ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc và quần áo. Vải ren còn có ứng dụng rộng rãi trong ngành trang trí nội thất như trang trí rèm cửa, khăn trải bàn, ruy-băng, hoặc chăn ga gối đệm.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất vải ren. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về chất liệu vải này!