Lụa tơ tằm là gì, và vì sao Lụa tơ tằm lại có giá trị cao hơn hẳn các dòng vải khác trên thị trường ? Cách dùng và bảo quản nó như thế nào ? Là những thắc mắc được đặt ra khi khách hàng Aien lần đầu trải nghiệm sản phẩm LỤA TƠ TẰM 100% TỰ NHIÊN tại AIEN FABRIC.

Vậy Aien mời bạn cùng bỏ chút ít thời gian đọc qua bài sau nhé, đây là tổng hợp tất cả các kiến thức và trải nghiệm thực tế, trải nghiệm người dùng của đội ngũ AIEN FABRIC trong suốt 8 năm qua, hy vọng sẽ là một chia sẻ hữu ích đến quý khách hàng thân thương.


Phần 1: 
LỤA TƠ TẰM AIEN BÁN LÀ LỤA TƠ TẰM GÌ, KHÁC GÌ VỚI LỤA HÀ ĐÔNG, LỤA NHA XÁ ?

Trước hết Aien sẽ nói sơ về các dòng lụa tơ tằm hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam, KHÔNG CÓ LỤA THẬT, LỤA GIẢ Ở ĐÂY, CHỈ CÓ LỤA TƠ TẰM THIÊN NHIÊN HOÀN TOÀN KHÔNG XỬ LÝ QUA HÓA CHẤT VÀ LỤA TƠ TẰM TỰNHIÊN ĐÃ ĐƯỢC CAN THIỆP BẰNG CÔNG NGHỆ.

AIEN không nói lụa tơ tự nhiên là tốt nhất và lụa đã qua xử lý là không tốt, cũng không nói lụa Aien bán là tốt hơn Lụa Hà Đông hay Nha Xá, Lụa Trung Quốc…Ở đây tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người dùng sẽ có những sản phẩm Lụa tơ tằm phù hợp và đối với mỗi sản phẩm Lụa tơ tằm đều có 2 mặt ưu và nhược đi kèm.

Đối với Lụa Tơ Tằm tự nhiên không xử lý hóa chất :

+ Ưu điểm : Giữ lại hoàn toàn các đặc tính cơ bản nhất của sợi tơ tự nhiên như kháng khuẩn, chống tia UV, mặc mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ, chất nhẹ nhàng thanh mảnh tạo dáng và che khuyết điểm cho người mặc, lụa tơ thiên nhiên ban đầu sờ vào sẽ có cảm giác hơi thô ( vì ko qua xử lý sợi) nhưng càng mặc về sau sợi tơ sẽ càng mềm ra, óng ánh và lên nước tơ, điều này đã làm cho 1 số khách hàng lần đầu tiên sờ vào tơ tằm thiên nhiên cứ nhầm lẫn là không phải tơ, tơ tằm là phải mềm mịn.

+ Khuyết điểm : Vì hoàn toàn được giữ lại các đặc tính tự nhiên từ tằm tơ nên sẽ có vài lưu ý cho người dùng khi sử dụng Lụa tơ tằm ( Aien sẽ nói rõ hơn trong phần bảo quản Lụa), giá thành cao hơn rất nhiều so với dòng lụa tơ tằm pha, tơ tằm xử lý.

Đối với Lụa tơ tằm đã được xử lý sợi tơ trước khi dệt Lụa :

+ Ưu điểm : Mặc bền hơn, dễ dùng, dễ bảo quản hơn Lụa tự nhiên, giá thành thấp hơn và nhiều họa tiết in, đa dạng màu sắc, sờ vaò mình vải mềm mịn mướt.

+ Khuyết điểm : Vì tơ tằm đã qua xử lý hóa chất trước khi dệt nên đã mất đi 1 số đặc tính của tơ, sợi tơ đã chết đi, khi mặc dễ bị bám rít vào da người, và mặc lâu dần thì sợi tơ ko óng lên được.

Tóm lại, nếu bạn muốn tìm loại Lụa Tơ tằm mềm rũ, đa dạng màu sắc, hoa văn, dễ dùng, giá mềm và mặc vài lần đi tiệc rồi không mặc nữa thì nên chọn dòng lụa tơ tằm đã qua xử lý.

Còn nếu bạn là một người thực sự yêu lụa tơ tằm, yêu công việc thủ công và trân trọng giá trị sức lao động của một người nghệ nhân mày mò tạo nên một tấm lụa để gửi đến bạn dùng, không hóa chất, thân thiện làm da và bảo vệ môi trường thì mời bạn hãy thử nghiệm dòng lụa tơ tằm tự nhiên được phân phối tại thị trường Việt Nam bởi Aien chúng tôi.

Phần 2: AIEN SẼ GIẢI THÍCH QUY TRÌNH LÀM TƠ  VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TỐT NHẤT CỦA TƠ TẰM TỰ NHIÊN

QUY TRÌNH LÀM TƠ DỆT LỤA :

Tằm còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu và nhả tơ thành kén, tằm đã sẵn sàng nhả tơ gọi là tằm chín có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng trong suốt và được dùng là nguyên liệu chính để dệt lụa tơ tằm cho giá trị cao.

Để nuôi tằm, người dân phải trồng những ruộng dâu xanh ngát dọc 2 bên bờ sông và cách xa khu trồng cây hoa màu để tránh việc gió sẽ mang các hơi hóa chất độc hại đến dâu ( đây cũng được coi như một tính khó và nhạy cảm với tất cả loại hóa chất, điều kiện nhiệt độ mà tơ tằm có). Tằm sau khi được ươm, chăm trong điều kiện không khí sạch, cho ăn lá dâu đúng ngày Tằm sẽ nhả tơ, và cẩn thận hơn khi Tằm nhả tơ Tằm còn bọc bên ngoài một lớp nước miếng rất dày đặc ta gọi là tằm sống. Để sử dụng sợi tơ và dệt được Lụa người dân phải đem nấu chín tơ sống trong nhiệt độ cao nhiều giờ để bóc tách lớp nước miếng của tằm đi, chỉ dùng phần lõi của tơ để tiến hành quay se dệt sợi

Quay, se sợi tơ là như thế nào ?

Vì sau khi lấy được lõi tơ tằm ra thì tơ tằm thành cuộn, rối, để dệt nên sợi vải người thợ phải tách từng sợi tơ, suốt vào trong từng cuộn ( giống như cuộn chỉ công nghiệp bây giờ mà bạn nhìn thấy) để khi dệt lụa sẽ không bị vương tơ, bị đứt. Ở công đoạn này cần tách ra sợi tơ để làm cho tơ trục dọc và tơ trục ngang đưa vào máy dệt hay khung dệt.

Để dệt nên một tấm lụa thì cần phải dệt sợi dọc, sợi ngang đan chéo, và để giữ cho tấm lụa bền hơn thì yêu cầu mật độ sợi dệt phải nhiều hơn, tốn nhiều tơ hơn, ĐÂY CHÍNH LÀ ƯU ĐIỂM CỦA DÒNG LỤA MÀ AIEN ĐANG PHÂN PHỐI, trên thị trường lụa tơ tằm họ dệt sợi tơ thưa hơn, đỡ tốn tơ hơn mà lại giảm thiểu chi phí bị đứt tơ, nối tơ, chất lượng lụa dệt ra lần đầu tiên sờ vào sẽ mềm mịn nhất nhưng dùng 1 thời gian kết cấu giữa các sợi tơ không còn chắc chắn sẽ bị nhão và rạn đi. Còn dòng lụa tơ tằm Aien phân phối kết cấu sợi dệt chặt chẽ nhất có thể, lượng tơ nhiều nhất có thể để máy vận hành nên sản phẩm lụa ra đời ban đầu bạn sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp một chút nhưng càng về sau này sẽ càng mềm mại , óng ả ra.

Sau khi dệt thành tấm lụa màu nguyên thủy, lụa tơ sống, người thợ lại tiếp tục nấu chín vải trong nồi kín ở nhiệt độ cao trong vòng 24h ( ở những nơi khác họ chỉ nấu trong vòng vài giờ để cho ra năng suất cao hơn), công đoạn nấu 24h này được coi như việc thử thách sợi tơ quen với nhiệt độ cao trong nhiều giờ, kháng khuẩn, lọc các tạp chất còn sót lại trên lõi tơ giúp lụa được mềm và bền hơn.  

Lụa tơ tằm sau khi được nấu chín, đem phơi sẽ được nhuộm màu ( nhuộm màu tự nhiên và nhuộm màu từ phẩm màu, nhuộm tự nhiên thì giá thành sẽ cao hơn so với nhuộm bằng phẩm màu). Lụa nào được dập hoa văn thì sẽ được đưa đến máy bán công nghiệp có tính năng tích hợp, thiết kệ bộ mẫu in, việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian, chất xám và tư duy của người thợ, kể cả thời gian vận hành thử nghiệm để cho ra đời bộ mẫu in dập trên lụa, đó là lý do các dòng lụa tơ tằm sẽ có hoa văn na ná nhau, cơ bản để giảm thiểu chi phí cho một phiên bản Lụa Tơ Tằm.

ĐẶC TÍNH TỐT NHẤT CỦA SỢI TƠ TẰM

Tơ tằm cực kỳ nhạy cảm, nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, thay đổi của không khí, bạn có biết để quay được sợi tơ vào cuộn thì công xưởng phải đóng kín cửa, ko cho ánh sáng trực tiếp lọt qua, không mở điều hòa, không bật quạt, người thợ phải làm việc trong điều kiện nóng bức và những ngày thời tiết mưa dầm dề, độ ẩm không khí cao thì xưởng không thể hoạt động được. 

Tơ tằm có đặc tính ngậm nước và hút gió, tơ tằm rất thích nước vì vậy AIEN khuyên bạn là không nên ngâm giặt lụa ở thời gian dài, qua đêm vì Tơ tằm sẽ hút nước đến no căng sợi tơ, sau đó bạn đem phơi, nó sẽ bốc hơi nước rất nhanh, bạn cứ tưởng tượng như một quả bóng bay, bạn thổi căng hơi vào sau đó tháo hơi ra thì mặt bóng bay sẽ xẹp xuống, sợi tơ cũng vậy, sau khi ngâm no nước, bạn đem phơi, tơ héo lại dẫn đến các liên kết của sợi tơ tằm ( cụ thể là sợi ngang sợi dọc) sẽ giảm đi đáng kể, điều này sẽ gia tăng việc bào mòn của sợi, giảm độ bền của lụa.

Tóm lại Aien khuyên bạn chỉ nên ngâm nước dưới 20p và giũ nhẹ phơi ở nơi thoáng mát, có gió nhẹ thì Lụa tơ tằm sẽ đạt tuyệt đối trong thẩm mỹ, lâu dài.

VÌ SAO AIEN NÓI MẶC LỤA TƠ TẰM CÓ THỂ ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ, MÙA ĐÔNG THÌ ẤM ÁP, MÙA HÈ THÌ MÁT MẺ ?

Chính vì đặc tính nhạy cảm của sợi tơ nên khi người mặc và sử dụng, tơ sẽ nhạy cảm với sự thay đổi cao gấp mấy chục lần thân nhiệt cơ thể người, đôi khi chúng ta chưa kịp cảm nhận nóng/ lạnh nhưng sợi tơ từ tấm áo trên người chúng ta chúng đã cảm nhận được và tự điều tiết chúng, giống như ở những nơi như phần nách, dưới cánh tay áo..khi chúng ta mặc, vận động nhiều, ma sát nhiều thì phần đó sẽ nóng lên, chúng ta chưa kịp cảm nhận nhưng sợi tơ tằm đã nhận thấy được và nhanh chóng điều tiết, hút đi hơi nhiệt, ngậm hơi nước và điều hòa lại. ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO TẠI SAO MẶC VẢI LỤA TƠ TẰM MANG LẠI CẢM GIÁC HẠNH PHÚC VÀ SUNG SƯỚNG, THOẢI MÁI, MẶC NHƯ KHÔNG MẶC CHO NGƯỜI DÙNG.

PHẦN 3: LỤA TƠ TẰM PHA SỢI LÀ GÌ


Như Aien đã thông tin rằng chỉ chất liệu LỤA TƠ TẰM TỰ NHIÊN nhưng đã có rất nhiều sản phẩm và mình lụa khác nhau tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng ví dụ như nếu để may áo dài truyền thống thì cần độ mềm rũ tự nhiên, AIEN sẽ khuyên bạn nên dùng lụa tơ tằm 100% tự nhiên, không pha sợi khác.

Nhưng nếu muốn dùng một chất liệu Lụa Tơ Tằm nhưng yêu cầu mình lụa đanh hơn, ít bóng hơn..cho những sản phẩm may mặc khác thì Aien sẽ khuyên bạn dùng Lụa Tơ Tằm pha sợi cotton, Lụa tơ tằm dã..

Lụa tơ tằm pha sợi cotton là gì ?

Lụa tơ tằm pha nghĩa là thay đổi nguyên liệu trong quá trình dệt lụa, sợi dọc vẫn giữ lại hoàn toàn 100% sợi tơ tự nhiên với mật độ dệt dày. Sợi ngang sẽ được thay thế bằng sợi lanh ( sợi cotton tự nhiên). Tất cả đều là nguyên vật liệu hoàn toàn thiên nhiên, không pha không xử lý hóa chất. Việc pha sợi này chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng mà thôi, còn lại các đặc tính của sợi tơ tự nhiên vẫn được giữ hoàn toàn.

Lụa tơ tằm dã ?

Tơ tằm dã là loại tơ được nhả ra từ loài tằm chỉ ăn duy nhất lá dâu giống hoang dã, lá xanh, to, sống hoang dã, nên tơ của loại tằm này nhả ra nó sẽ thô và to hơn so với loại tằm thông thường. Tằm dã này không có nhiều và tơ từ nó chủ yếu được dùng cho những sản phẩm thô, mộc như đũi, bố…Vẫn giữ hoàn toàn đặc tính tự nhiên của tơ tằm.

PHẦN 4: TẠI SAO LỤA TƠ TẰM AIEN PHÂN PHỐI LẠI KHÓ IN HOA VĂN VÀ KHÔNG ĐƯỢC NÉT NHƯ LỤA KHÁC?

Như các bạn đã biết, hiện tại Aien là đơn vị phân phối Lụa tơ tằm không qua xử lý công nghệ và can thiệp của hóa chất, giữ hoàn toàn đặc tính sợi tơ thiên nhiên, mà sợi tơ thiên nhiên này lại khó chịu với hóa chất khác, khó hút và ngấm màu mực in, còn những sản phẩm Lụa tơ tằm mà đã in được sắc nét hầu như là lụa tơ tằm đã được xử lý wax, chết lụa cho dễ ngấm mực in.

PHẦN 5: CÁCH BẢO QUẢN LỤA TƠ TẰM ĐƯỢC PHÂN PHỐI BỞI AIEN
Cách bảo quản lụa tơ tằm :

Nếu bạn chưa mang lụa đi may thì khi mua về ban nên để lua vào boc nilong ziplock và để trong tủ.

Trước khi may, ban nên ngâm lụa trong nước với 1 ít nước xả vải ( lưu ý ngâm riêng từng loại vì lụa tơ tằm phải ra màu nhuộm là điều đương nhiên, chỉ có lụa tơ tằm đã xử lý can thiệp công nghệ, hóa chất thì mới không ra màu), ngâm trong 20p sau đó bạn giũ nhẹ phơi trong mát có gió, không phơi khô hoàn toàn, sau đó bạn bật bàn ủi khô ở mức cao nhất và ủi mặt trái lụa, lụa sẽ mềm mại, dẻo và không co rút vải.

Cách giặt sau khi sử dụng :

Cách tốt nhất khi dùng đồ lụa là bạn nên giặt hấp, hoặc để giảm chi phí bạn nên giặt tay với sữa tắm, thời gian giặt phải càng nhanh càng tốt, giũ nhẹ đem phơi trong mát, sau đó bỏ vào bọc nilong ziplock bỏ vào tủ lạnh khoảng 30p, bạn đem ra ủi khô ở số cao nhất, khi ủi bạn dùng bình xịt xịt ướt lại 1 xíu rồi cứ ũi, bảo đảm lụa lên sẽ mềm mại, đẹp thanh tao và không nhăn.